Các bài thuốc trị xương khớp từ cây Gối hạc

Gối hạc là cây thuốc nam mọc hoang dại ở vùng đồi núi nhưng có nhiều công dụng rất quý được dân gian chuyên dùng để điều trị bệnh phong tê thấp đau nhức xương khớp, rong kinh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc tính, cách dùng cũng như công dụng của dược liệu này mang lại.

Đặc điểm và phân bố của cây Gối hạc

Gối hạc có tên khoa học là Leea rubra Blume ex Spreng, thuộc họ Gối hạc (Leeaceae), hay còn có tên gọi khác là Bí dại, Mũn, Phỉ tử,… Cây Gối hạc có nguồn gốc của vùng Ấn Độ, Malaysia mọc hoang thành bụi ở chỗ râm mát trên các đồi vùng núi cao. Cây rất dễ trồng có thể trồng bằng giâm cành. Tại Việt Nam cây Gối hạc mọc ở hầu hết các tỉnh miền núi một số tỉnh như: Hà Tiên, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Hòa Bình. Người ta thường thu hái rễ vào mùa thu đồng về rửa sạch, phơi khô làm thuốc.

Đặc điểm và phân bố của cây Gối hạc

Gối hạc là dạng cây dây leo, thân gỗ nhỏ thường cao chỉ khoảng 1-2 m. Lá kép có răng cưa chiều rộgn từ 4 -6 cm, chiều dài từ 9-12 cm. Hình dáng giống lông chim, hoa nhỏ màu hồng mọc thành chùm ở ngọn cành, quả chín có màu đen. Phần rễ có vỏ ngoài màu hồng, lõi màu trắng hoặc vàng. Mùa hoa quả vào tháng 5- 10.

Dược liệu có tính mát, vị ngọt và quy vào kinh Tỳ, Phế, Vị. Về thành phần hóa học hiện nay chưa có tài liệu nghiên cứu chính xác. Tuy nhiên một nghiên cứu về thực vật ở Brazil cho thấy cây Gối hạc có chứa lượng đáng kể chất ức chế enzyme chuyển đổi angiotensin có khả năng chống tăng huyết áp.

Công dụng của cây Gối hạc

Cây Gối hạc là một vị thuốc nam được dùng nhiều trong y học cổ truyền, cây có một số tác dụng chính như sau:

  • Cây thường được dùng cho người già bị đau nhức xương khớp, người bị phong tê thấp.
  • Dùng cho phụ nữ bị chứng rong kinh kéo dài (dân gian rất hiệu quả).
  • Chữa bệnh đau bụng, tiêu chảy.
  • Ngoài ra hạt Gối hạc thường được dùng trị giun đũa, giun kim và sán xơ mít.

Các bài thuốc trong điều trị xương khớp

Cái bài thuốc dưới đây là những thông tin chung mang tính tham khảo về đặc điểm cũng như công dụng của cây dược liệu mang lại. Nếu muốn tìm hiểu kỹ và sử dụng các bài thuốc này bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ và các thầy thuốc để đảm bảo an toàn mang lại hiệu quả cao.

Chữa sưng tấy, đau bắp chuối

Dùng rễ Gối hạc phơi khô 40 – 50g sắc uống mỗi ngày, hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để tăng hiệu quả như: 30g rễ Gối hạc kết hợp với 15g mỗi loại cỏ xước, ngưu tất, rễ gấc, Tỳ giải sắc uống mỗi ngày 1 tháng, chia 2-3 lần uống sau mỗi bữa ăn.

Chữa thấp khớp cấp tính

Chữa thấp khớp cấp tính

  • Rễ cây Gối hạc, ké đầu ngựa mỗi loại 16g, lá Đơn lá đỏ (đơn mặt trời) 12g, lá cây Đơn tướng quân 12g, lá Bạc thau (sao) 12g, dây Kim ngân 10g và lá Thông 8g. 
  • Nếu người bị nhiễm phong nặng thì thêm vòi voi 16g, kinh giới 12g, đối với người nhiễm hàn nhiều thì thêm phổ thục linh và tỳ giải mỗi loại 16g.
  • Rửa sạch nguyên liệu trên với nước muối pha loãng trước khi sắc thuốc. Kết hợp lại sắc với nước sạch 600ml và đun cạn đặc thuốc còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Mỗi ngày 1 thang và chia làm 3 lần uống nên uống trước bữa ăn khoảng 15 phút.

Chữa các khớp sưng đau mãn tính

  • Rễ Gối hạc, rễ bươm bướm, tầm gửi cây ruối, găng bầu, nam đằng (sao vàng) mỗi loại 12g; rễ rung rúc và tơ mành mỗi loại 8g; củ thiên tuế 16g.
  • Ngoài ra có thể sử dụng bài thuốc khác: dùng Rễ và thân cây Gối hạc 20g, toàn bộ cây Bìm bịp 30g, cây Trâu cổ 20g, Chùm gửi cây Dâu tằm 20g.
  • Sắc thuốc với 600ml nước và đun cạn còn khoảng 200ml để uống trong ngày.Uống trước sau bữa, dùng liên tục 5-15 ngày.

Bài thuốc chữa phong thấp, sưng đau nhức đầu gối

Khi dùng Gối hạc trị phong thấp, sưng đầu gối, bạn cũng thực hiện tương tự như đối với bài thuốc trị thấp khớp mãn tính.

Rửa sạch khoảng 45g rễ cây Gối hạc, sắc cùng 800ml nước, đun nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 400ml nước. Uống hết lượng thuốc sắc này trong ngày.

Bài thuốc chữa phong thấp, sưng đau nhức đầu gối

Chữa đau bụng, rong kinh ở phụ nữ

Liều thông thường 15 – 20g rễ, dùng riêng tán thành bột hay sắc uống có thể chữa đau bụng rong kinh. Ngoài ra có thể cho 15g rễ cây Gối hạc ngâm cùng rượu 45 độ trong 7 ngày. Phụ nữ sau khi sinh thường uống rễ Gối hạc sắc uống cho khỏe người, ăn uống ngon miệng tăng sức đề kháng cũng như đỡ đau mỏi.

Một số lưu ý khi dùng cây Gối hạc

Mặc dù cây Gối hạc là dược liệu lành tính và đa công dụng, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng quá nhiều hay tự ý sử dụng mà không có sự hướng dẫn của thầy thuốc, bác sĩ. Vì có thể gây ra những tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó bạn phải cần chú ý một số điều sau:

  • Những đối tượng trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, cho con bú không nên dùng.
  • Người giá thận yếu không nên sử dụng cây Gối hạc.
  • Không tùy tiện dùng các bài thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ hay thầy thuốc.
  • Người bị dị ứng hay xuất hiện các triệu chứng lạ cần dừng sử dụng ngay và đến bệnh viện để kiểm tra.
  • Hạn chế dùng đồ uống có cồn và chất kích thích khi đang trong quá trình điều trị với thuốc từ Gối hạc.

Cây Gối hạc có thể tìm mua ở đâu?

Cây Gối hạc có thể tìm mua ở đâu?

Gối hạc tuy khác phổ biến, mọc hoang nhưng bạn khó tìm thấy để thu hái về dùng. Bạn có thể mua được ở dạng khô hoặc tươi để làm thuốc chữa bệnh ở các cơ sở bán thuốc Đông y hoặc tìm mua trực tiếp ở nơi người dân chuyên thu hái dược liệu này.

Tùy mỗi chỗ mua mà Gối hạc có mức giá khác nhau, nhưng giá thông thường là 80.000 VNĐ/ 1kg. Cây Gối hạc mang lại nhiều hiệu quả cao nên hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều hàng giả. Vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ chất lượng sản phẩm cũng như giá cả phù hợp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.