Từ rất lâu, y học cổ truyền đã xem đông trùng hạ thảo là một loại thuốc trị bệnh. Ngay cả trong y học Việt Nam cũng rất thịnh hành các sản phẩm được chế biến từ đông trùng hạ thảo. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ về loại dược liệu này và tìm mua sản phẩm chất lượng tại cơ sở uy tín. Nhằm đảm bảo cơ thể được nạp lượng dược chất cao, bồi bổ sức khỏe.
1. Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo là một loài thảo dược quý, được xem như “con lai” giữa động vật và thực vật. Cụ thể, nó là sự kết hợp giữa sâu non của loài Thitarodes và loài nấm ký sinh Cordyceps sinensis.
Vào mùa đông ẩm ướt, nấm bắt đầu ký sinh lên sâu non và hút hết chất dinh dưỡng từ bên trong khiến sâu non chết dần. Lúc này, bề ngoài của chúng sẽ giống như những con côn trùng. Nhưng đến mùa hè, nấm mọc ra khỏi sâu thành ngọn cỏ vươn lên khỏi mặt đất và phát tán các bào tử.
2. Tác dụng của đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo có rất nhiều công dụng cụ thể:
- Đông trùng hạ thảo tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng thông qua đó tạo sức khỏe tốt hơn cho người sử dụng.
- Đông trùng hạ thảo điều trị bệnh thận hư, chống lại sự suy thoái thận, điều trị bệnh tiểu đường
- Đông trùng hạ thảo điều trị liệt dương, di tinh, giúp tăng cường sinh lý.
- Hỗ trợ điều trị thoái hóa, đau nhức xương khớp.
- Tác dụng đặc trị ho hen, ho có đờm.
- Đông trùng hạ thảo kháng viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa các loại virus viêm gan B, Lao, AIDS xâm nhập vào cơ thể.
- Hỗ trợ điều trị ung thư, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân điều trị xạ trị.
- Đông trùng hạ thảo bảo vệ tim mạch, hạ huyết áp, chống lại sự thiếu máu cơ tim.
3. Có những loại đông trùng hạ thảo nào?
Có nhiều cách để phân loại đông trùng hạ thảo. Các loại đông trùng hạ thảo có thể khác nhau ở loại nấm ký sinh, loại vật chủ mà nấm ký sinh… ước tính có khoảng 600 loại có cấu trúc và mô hình cấu tạo giống như đông trùng hạ thảo mà chúng ta vẫn biết. Trong số đó chỉ có số ít có ứng dụng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
Nhưng để đơn giản chúng tôi tạm thời phân loại đông trùng hạ thảo dựa vào nguồn gốc hình thành và môi trường sinh trưởng của chúng. và các loại đông trùng này là những loại ứng dụng trong y học và thực phẩm.
3.1. Đông trùng hạ thảo tự nhiên
Tên khoa học: Ophiocordyceps sinensis – Ophiocordyceps sinensis
Đây chính xác là loại đông trùng hạ thảo tiêu chuẩn, đắt nhất và hiếm nhất trong 3 loại đông trùng hạ thảo. Mỗi kilogam đông trùng hạ thảo tự nhiên có giá hàng tỷ đồng và số lượng thì lại không có nhiều. Loại đông trùng hạ thảo này hình thành, sinh trưởng và phát triển 100% ngoài tự nhiên. Nó là kết quả của quá trình ký sinh của nấm Ophiocordyceps sinensis trên một loại ấu trùng sâu bướm thuộc chi Thitarodes Viette.
Loại đông trùng hạ thảo tự nhiên được nhắc đến nhiều nhất, nổi tiếng nhất có lẽ là đông trùng hạ thảo trên các vùng núi cao Tây Tạng. Trùng thảo sống trên những cao nguyên có độ cao trên 3000m và được thu hoạch thủ công bởi người dân du mục. Ngoài Tây Tạng, đông trùng hạ thảo tự nhiên cũng xuất hiện ở Thanh Hải, Tứ Xuyên, Vân Nam… của Trung Quốc, Bhutan, Ấn Độ, Nepal….
3.2. Đông trùng hạ thảo nhân tạo
Đông trùng hạ thảo nhân tạo là loại đông trùng hạ thảo được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Toàn bộ thời gian hình thành, sinh trưởng và phát triển đều diễn ra trong phòng thí nghiệm. Loại trùng thảo nhân tạo chất lượng nhất hiện nay là Cordyceps Militaris.
3.3. Đông trùng hạ thảo bán tự nhiên
Đây là một loại đông trùng hạ thảo được con người nuôi trồng trong môi trường tự nhiên, có điều kiện khí hậu tương đồng với loại đông trùng hạ thảo tự nhiên. Hiện tại Việt Nam loại đông trùng hạ thảo này chỉ có tại Dược Quý Đường, được nuôi trồng trên vùng núi Hà Giang.
Đông trùng hạ thảo bán tự nhiên
Con giống vẫn là loại Cordyceps Militaris được nhập khẩu từ Nhật Bản. Được cấy vào giá thể gạo lứt hoặc ký chủ nhộng tằm. Đến giai đoạn sinh trưởng, nấm đông trùng hạ thảo sẽ được đưa ra ngoài tự nhiên, đất có chứa xơ dừa. Khí hậu Hà Giang mưa nhiều, độ cao gần 2500m, thời gian chiếu sáng ít chỉ khoảng 5-6 tiếng/ ngày. Nó khá tương đồng với môi trường tự nhiên mà đông trùng tự nhiên sinh trưởng.
4. Cách dạng chế biến của đông trùng hạ thảo
4.1. Dạng nước
Đây là loại sản phẩm đông trùng hạ thảo đã qua chế biến, được đóng thành từng chai hoặc gói nhỏ dưới dạng nước hay dung dịch nên rất dễ sử dụng, phù hợp với nhiều đối tượng.
4.2. Dạng viên nang
Là loại được chế biến và tổng hợp thành từng viên nhộng. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần từ 1 – 2 viên.
4.3. Dạng bột
Là đông dùng hạ thảo khô được đem đi xay mịn thành bột.
5. Lưu ý khi sử dụng đông trùng hạ thảo
– Một số người khi dùng đông trùng hạ thảo sẽ gặp các tác dụng phụ như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy hoặc khô miệng, một số người còn cảm nhận được vị kim loại sau một thời gian dài sử dụng đông trùng hạ thảo.
– Người đang điều trị bệnh tiểu đường và người đang sử dụng thuốc chống đông máu không nên sử dụng đông trùng hạ thảo vì chúng có thể gây hạ đường huyết, tăng nguy cơ chảy máu hoặc khiến da dễ bị bầm tím.
– Nếu bạn được lên lịch phẫu thuật, cần phải ngưng sử dụng đông trùng hạ thảo ít nhất hai tuần trước cuộc phẫu thuật để tránh chảy máu quá nhiều.
– Do hiện nay vẫn còn thiếu những nghiên cứu về tính an toàn của đông trùng hạ thảo khi sử dụng trong một thời gian dài, nên những đối tượng dễ xảy ra nguy cơ dị ứng như trẻ em, phụ nữ có thai hoặc cho con bú không nên sử dụng các sản phẩm đông trùng hạ thảo.
6. Mua đông trùng hạ thảo ở đâu?
6.1. Nơi mua đông trùng hạ thảo
Bạn có thể tìm mua đông trùng hạ thảo ở các trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu, các hiệu thuốc lớn, cửa hàng dược thảo, siêu thị hàng nhập khẩu hoặc các trang thương mại điện tử. Bạn có thể tìm mua đông trùng hạ thảo ở các trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu, các hiệu thuốc lớn, cửa hàng dược thảo, siêu thị hàng nhập khẩu hoặc các trang thương mại điện tử.
Tuỳ vào loại đông trùng hạ thảo bạn cần mua mà cần chú ý thêm các đặc điểm sau:
- Đối với loại tươi, nguyên con: quan sát hình dạng và sự nguyên vẹn của sản phẩm.
- Đối với loại khô, dạng bột, dạng nước, viên nang: đảm bảo mua khi bao bì kín, nguyên vẹn, còn hạn sử dụng.
- Đối với loại trùng thảo theo xuất xứ: mua tại những nơi uy tín, sẵn sàng cung cấp hoá đơn, chứng từ rõ ràng và minh bạch.
6.2. Đông trùng hạ thảo giá bao nhiêu
Tùy vào từng loại, xuất xứ, thương hiệu mà đông trùng hạ thảo có giá bán khác nhau:
- Đối với loại khô, nhân tạo: 35.000.000 – 45.000.000 đồng/kg.
- Đối với loại tươi, nhân tạo: 1.000.000 – 3.000.000 đồng/kg.
- Đối với loại khô, tự nhiên: 1.000.000.000 – 2.000.000.000 đồng/kg.
- Đối với loại tươi, tự nhiên: trên 2.000.000.000 đồng/kg.
Trên đây là các thông tin về đông trùng hạ thảo và các loại đông trùng hạ thảo mà chúng tôi cung cấp cho các bạn. Hy vọng bài viết bổ ích cho bạn nhé. Chúc các bạn luôn vui khỏe.