Những loại vắc xin cần tiêm trước khi có ý định mang thai
Phụ nữ chúng ta ai cũng mong muốn mình sinh con ra khỏe mạnh, không ốm yếu khi lớn lên. Để đạt được mục tiêu đó thì việc tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai là điều các chị em phải cân nhắc và thực hiện. Dưới đây là một số loại vắc xin cần thiết nên tiêm trước khi có ý định làm mẹ.
Vắc xin cúm
Khi mang thai, dường như việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị là điều không thể. Như vậy, nếu được tiêm phòng vắc xin cúm trước khi mang thai thì xác xuất virus cúm xâm nhập sẽ thấp có thậm chí không xảy ra. Với người bình thường, tiêm vắc xin cúm hàng năm là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa cảm cúm hữu hiệu.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chỉ ra việc phụ nữ mang thai tiêm phòng vắc xin cúm là điều cần thiết bởi nó sẽ bảo vệ cho cả mẹ và con khỏi các nhân gây hại từ môi trường và sự lây nhiễm chéo giữa các cá thể.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn hãy chủ động tiêm phòng cúm trước mang khoảng thai 1 tháng. Tuy nhiên, việc bạn đã mang thai nhưng vẫn chưa được tiêm ngừa cúm thì hoàn toàn có thể tiêm loại vắc xin cúm (bất hoạt) để phòng bệnh.
Vắc xin 3 trong 1: Sởi – Quai bị – Rubella
Sởi- Quai bị -Rubella đều là những căn bệnh lây lan qua đường hô hấp, chính vì vậy nếu không được tiêm chủng phòng thì việc mẹ bầu mắc phải là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Hiện nay đã có vắc xin kết hợp giúp phòng ngừa cùng lúc 3 loại bệnh này. Vắc xin MMR II là loại vắc xin phổ biến nhất được nhiều người sử dụng. Thời gian tiêm phòng vắc xin MMR II được Bộ Y Tế khuyến cáo thực hiện trước khi mang thai 3 tháng.
Vắc xin thủy đậu
như chúng ta cũng biết, việc phụ nữ bị thủy đậu trong thời gian đang mang thai ở tuần thứ 8 – 20 thì bào thai có thể có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao. Chính vì vậy, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và các chị em đang có kế hoạch lập gia đình nên đi tiêm phòng thủy đậu để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Thời gian tiêm phòng thủy đậu được Bộ Y Tế khuyến cáo là 3 tháng và tối thiểu là 1 tháng trước khi mang thai.
Chú ý, loại vắc xin thủy đậu này sẽ không được tiêm phòng khi bạn đang trong thời kỳ mang thai.
Xem thêm: Mẹ bầu có được uống thuốc kháng sinh không?
Viêm gan B
Viêm gan B là một căn bệnh nguy hiểm, để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé bạn nên tiêm viêm gan B trước khi mang thai. Liều tiêm chủng sẽ được chia làm 3 mũi 0-1-6. Nghĩa là, mũi thứ 2 sẽ cách mũi thứ 1 một tháng nhằm tạo miễn dịch cơ bản ban đầu. Mũi thứ 3 sẽ tiêm cách mũi đầu 6 tháng.
Trường hợp trong quá trình tiêm bạn mang thai thì bạn hoàn toàn có thể tiếp tục tiêm các mũi còn lại nếu chưa tiêm hết.
Để đảm bảo an toàn hơn bạn nên lên kế hoạch mang thai sau khi hoàn thành các mũi tiêm phòng viêm gan B. Mục đích của việc này là phòng tránh virus xâm nhập và tấn công trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Khi tiêm phòng, phải từ 3 – 6 tháng sau thì cơ thể mới sản sinh ra kháng thể kháng virus. Bạn cần nắm rõ điều này để đảm bảo việc tiêm phòng trở nên hiệu quả.
Vắc xin uốn ván
Hiện nay việc tiêm phòng uốn ván thường diễn ra ở các trạm y tế của địa phương. Nếu sắp tới bạn đang có ý định mang thai mà chưa từng tiêm phòng uốn ván thì bạn cần tiêm chủng ngay để bảo vệ chính mình và cho cả trẻ sơ sinh. Tổng số mũi của tiêm phòng uốn ván là 5 mũi. Sau khi kết thúc 5 lần tiêm, việc có tiêm nhắc lại hay không sẽ còn phù thuộc vào mũi tiêm cuối cùng cách thời gian bạn mang thai là bao lâu.
Dưới đây là lịch tiêm thông thường cho người có ý định mang thai:
- Mũi tiêm thứ 1: mũi tiêm này nên được tiêm sớm khi mang thai lần đầu tiên hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Thông thường, mũi tiêm này sẽ được thực hiện ở tháng 4-5.
- Mũi tiêm thứ 2: mũi tiêm thứ 2 sẽ cách mũi tiêm thứ 1 ít nhất một tháng và tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng. Đối với phụ nữ mang thai lần đầu tiên, chỉ cần tiêm 2 mũi uốn ván trong thời kỳ mang thai là đủ.
- Mũi tiêm thứ 3: thông thường, mũi tiêm này sẽ thực hiện sau 6 tháng kể từ mũi tiêm thứ 2 hoặc đợi đến kỳ có thai lần sau. Khi mang thai lần tiếp theo bạn chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván nếu kỳ thai trước đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng uốn ván.
- Mũi tiêm thứ 4: mũi này sẽ được thực hiện ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc đợi đến kỳ có thai tiếp theo.
- Mũi tiêm thứ 5: tương tự mũi tiêm thứ 4, mũi này sẽ tiêm ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau.
Chú ý chỉ nên tiêm nhắc lại mũi thứ 6 khi thời điểm tiêm mũi thứ 5 đã trên 10 năm.
Vắc xin HPV
Với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở, đặc biệt là dưới 26 tuổi thì nên tiêm vắc xin phòng HPV (vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung). Được biết loại vắc xin này tổng có 3 mũi. Sau khi được thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ tiêm phòng là 0, 1, 6 tháng hoặc 0, 2, 6 tháng tùy theo hãng sản xuất vắc xin. Tuy nhiên nếu trong thời gian tiêm phòng mà có thai thì cần phải dừng tiêm lại. Sau khi sinh xong, mẹ sẽ liên hệ lại với bác sĩ và tái khám để tiếp tục mũi tiêm còn lại. Một lưu ý là thời gian hoàn tất ba mũi tiêm không được quá 2 năm.
Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tiêm thêm vắc xin viêm gan A, viêm phổi do phế cầu… để bảo vệ sức khỏe của mình.