BÉ HO ĂN TÔM ĐƯỢC KHÔNG?

Để chăm sóc trẻ trưởng thành toàn diện, ăn uống dinh dưỡng là vấn đề rất được các bậc phụ huynh quan tâm. Các gia đình có điều kiện lại còn thuê cả chuyên gia kiểm tra tư vấn dinh dưỡng cho con. Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng không những giúp trẻ phát triển về trí não, thể lực, song song đó, không phải lúc nào cũng có thể ăn đầy đủ chất là tốt đâu các mẹ nhé!

Mình lướt facebook, một số diễn đàn thấy các mẹ hỏi “bé ho ăn tôm được không”, có rất nhiều ý kiến rằng trẻ ho không được được ăn tôm vì sẽ làm tình trạng ho tăng thêm, nhưng đâu mới thực sự là câu trả lời chính xác nhất? Sau đây là chia sẻ của chuyên gia về vấn đề này.

>>> Cách trị ho có đờm cho bé

>>> Hô hấp Fitobimbi – Bé khỏe mẹ an tâm

  1. Bé ho ăn tôm được không?

Như những người đi trước truyền miệng rằng: khi bị ho không được ăn tôm, gà và những thực phẩm tanh vì sẽ khiến tình trạng ho tăng lên.

Trên thực thế theo các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng việc kiêng khem tôm, gà và cá tanh khi bị ho là hoàn toàn sai lầm:

  • Nguyên nhân gây ra ho là do ảnh hưởng của bụi bẩn hoặc do ảnh hướng của thời tiết. Khi ăn vỏ tôm cứng sẽ gây kích ứng tổn thương niêm mạc và đường hô hấp gây ho ở cả trẻ con và người lớn.
  • Còn thịt tôm chứa rất nhiều vi chất dinh dưỡng đặc biệt là chất kẽm (Zn) giúp mau chóng khỏi bệnh.

Đúc kết lại, thì bé ho được ăn tôm nhưng các mẹ nên bóc vỏ lấy phần thịt cho con ăn để bổ sung chất dinh dưỡng giúp bé tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Vỏ tôm chứa rất nhiều chất canxi cần thiết cho cơ thể, các mẹ có thể lấy phần vỏ nấu lấy nước để làm nước súp hoặc nước nấu cháo để cấp thêm chất dinh dưỡng, tuyệt đối không được cho trẻ ăn vỏ tôm khi bị ho.

  1. Một số trường hợp bé ho không được ăn tôm:

Tuy nhiên, đối với những người bệnh có tiền sử dị ứng thì cần kiêng và hạn chế ăn tôm, thịt gà và các thực phẩm hay gây dị ứng vì làm tình trạng dị ứng tái phát, ho tiến triển nặng hơn.

  1. Cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ khi bị ho.
  • Khi trẻ bị ho không nên cho trẻ ăn thực phẩm lạnh, uống nước, sữa lạnh hoặc quá nhiều các thực phẩm béo, ngọt, vị đậm.
  • Không cho trẻ ăn các loại thực phẩm làm tăng đơm như: không cho trẻ ăn lạc, hạt dưa, chocolate bởi đây là nhóm thực phẩm chứa dầu.
  • Trẻ ho nhiều có thể nôn ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đờm nhớt, vì thế trước khi cho trẻ ăn nên cho uống vài thìa nước, sau đó cho trẻ nằm sấp rồi vỗ về lưng trẻ nhằm giúp đờm nhớp không còn đọng ở cổ trẻ.
  • Không ép trẻ ăn khi đang khóc hay khi ho bởi những việc làm này có thể dẫn đến việc trẻ hít vào phế quản dẫn đến sặc, hóc dị vật.
  • Nếu các thực phẩm như tôm, cua, cá khiến trẻ khó ăn vì mùi tanh, thậm chí dễ bị nôn thì cần chế biến sao cho hạn chế mùi tanh, hoặc cho trẻ ăn với lượng vừa phải, có thể ăn xen kẽ với các loại thực phẩm khác nhằm đa dạng bữa ăn cho trẻ… chứ không nên kiêng.
  • Không cho trẻ ăn đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ mà thay vào đó là các món luộc hấp để dễ tiêu hoá và không bị ho.
  1. Nên nấu các món gì từ tôm khi bé bị ho?

Sau đây mình sẽ chỉ cho các bà mẹ món giúp bé ho ăn tôm được không sợ bị dư chất mà còn tốt cho sức khoẻ của bé nữa.

  • Món cháo tôm nấm rơm

+ Bạn cần chuẩn bị: khoảng 500gr tôm, 200gr nấm rơm, 1 nắm gạo và các gia vị hành, rau mùi, muối, bột nêm

+ Cách nấu: gạo rửa sạch cho vào nồi nước nấu nhừ. Sau đó cho tôm đã băm nhỏ và nấm rơm vào nấu khoảng 5p. Sau đó nêm gia vị vừa ăn thêm hành ngò và tắt bếp

  • Cháo tôm cà- rốt

+ Chuẩn bị: 200 gr tôm, 1 nắm thìa gạo tẻ, 4 thìa gạo nếp và cà rốt xay nhuyễn để bé bị ho dễ nuốt dễ tiêu hoá.

+ Cách chế biến: cho gạo vào nấu nhừ sau đó cho tôm và cà rốt vào khuấy đều, nêm nếm ga vị vừa ăn và cho hành ngò vào.

  • Món cháo tôm rau ngót cho trẻ bị ho

+ Nguyên liệu: 1 nắm gạo, 50g rau ngót xay nhuyễn, 200gr tôm, 1 miếng phô mai

+ Cách nấu: cho gạo vào nấu nhừ nhuyễn sau đó cho tôm – rau ngót vào nấu và nêm gia vị vừa ăn. Sau đó cho phô mai vào khuấy đều tầm 2 phút bắc ra để đỡ nóng rồi cho bé ăn khi còn ấm.

Như vậy thắc mắc “bé ho ăn tôm được không” đã được giải đáp có cơ sở khoa học từ các chuyên gia. Như vậy từ bây giờ các bậc cha mẹ có thể yên tâm cho bé ho ăn tôm mà không sợ làm cho bé ho nhiều hơn.